Đồng hành cùng vaccine COVID-19 – Giải pháp bảo quản vaccine
23/02/2021Từ đầu đại dịch COVID-19 đến nay, cả thế giới đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với kết quả phòng chống dịch bệnh của Việt Nam.
Trong những giai đoạn căng thẳng, không chỉ lực lượng phòng chống dịch mà từng người dân đều hết sức tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt… để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước đại dịch.
Bộ Tài Chính cho biết, đến nay (đầu tháng 12/2020), NSNN đã chi khoảng 17,9 nghìn tỉ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Có thể thấy, với tình hình đại dịch Covid-19 kéo dài thì việc điều chế và sử dụng Vaccine là vấn đề rất cấp thiết.
CNN (ngày 02/12/20) thống kê 8 loại vắc-xin nổi bật đang được phát triển. Hầu hết chúng đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, đang chờ sự phê chuẩn các cơ quan quản lý dược phẩm trên thế giới.
1. Sputnik V
Được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ và Vi sinh vật học Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga, vắc-xin Sputnik V sử dụng 2 loại virus gây cảm cúm phổ biến là các chủng Adeno 5 và Adeno 26 để mô phỏng protein đột biến của virus corona trong cơ thể người.
Dựa trên dữ liệu thu thập được từ các tình nguyện viện sau 28 ngày tiêm liều vắc-xin thứ nhất, và 7 ngày sau khi tiêm liều thứ hai, hiệu quả của Sputnik V đạt tỷ lệ 91,4%. Nhiệt độ bảo quản của vắc-xin này được cho là từ 2-8 độ C, cao hơn so với một số loại vắc-xin khác.
2. Pfizer và BioNTech
Pfizer và đối tác BioNTech, công ty có trụ sở tại Đức, đã có cách tiếp cận mới trong việc sản xuất vắc-xin. Các nhà nghiên cứu BioNTech điều chế vắc-xin bằng cách sử dụng các đoạn mã RNA thông tin (mRNA) hình thành nên protein đột biến trên bề mặt của virus corona.
Đối với vắc-xin do Pfizer điều chế, mRNA hướng dẫn các tế bào trong cơ thể tạo ra một đoạn protein đột biến giống của virus corona. Hệ thống miễn dịch nhờ đó phát hiện đây là thành phần ngoại lai, và đề kháng với chúng trong trường hợp virus corona xâm nhập vào cơ thể.
Vắc-xin điều chế từ mRNA có một nhược điểm là do được cấu tạo từ các phân tử nanolipit – thành phần có bề mặt rất mỏng và dễ tan chảy ở nhiệt độ thông thường, nên chúng chỉ có thể được bảo quản ở nhiệt độ cực lạnh, khoảng -75 độ C. Điều này đồng nghĩa với việc phải có một kho chứa đủ lạnh để bảo quản và vận chuyển loại vắc-xin này.
3. Moderna
Giống như Pfizer và BioNTech, vắc-xin của Moderna cũng được điều chế dựa trên việc sử dựng mRNA. Điểm khác biệt là các đoạn mRNA để điều chế vắc-xin được lựa chọn cẩn thận, từ các cá thể virus không đột biến hoặc thay đổi nhiều theo thời gian.
Hãng sử dụng một công thức khác, được lưu hành bí mật, nhằm tạo ra các phân tử nanolipit có khả năng bảo vệ tốt hơn các mRNA trong vắc-xin của mình. Nhờ đó, vắc-xin được bảo quản và vận chuyển ở 20 độ C, giữ trạng thái ổn định suốt 30 ngày ở 2-8 độ C.
4. AstraZeneca
Vắc-xin của AstraZeneca, được điều chế bởi một nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh), sử dụng loại virus cảm cúm thông thường Adeno để mang protein đột biến từ virus corona vào tế bào cơ thể người. Loại này giúp cơ thể người “tự sản xuất vắc-xin” bằng cách tạo ra các bản sao protein đột biến của virus corona.
Virus adeno đã được sửa đổi để không thể tự tái tạo, và được biến đổi gien để có protein đột biến giống với virus corona. Đây là phương thức điều chế vắc-xin đỡ tốn kém hơn, nhưng tốc độ chậm hơn so với việc sử dụng mRNA.
AstraZeneca cam kết cung cấp vắc-xin giá thành rẻ cho các nước trên thế giới. Công ty cũng cho biết, vắc-xin này có thể được giữ ổn định trong 6 tháng ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn.
5. Sinovac và Sinopharm
Vắc-xin Covid-19 của công ty Trung Quốc Sinovac sử dụng phương pháp virus bất hoạt, một trong những phương pháp lâu đời nhất để sản xuất vắc-xin tiêm chủng cho con người. Họ sự dụng một số lượng virus corona để nuôi lớn, “giết chết” và sau đó điều chế thành vắc-xin.
Tương tự, tập đoàn dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc cũng sử dụng phương pháp virus bất hoạt để điều chế vắc-xin Covid-19.
6. Janssen Pharmaceuticals
Vắc-xin của Janssen sử dụng phiên bản biến đổi gien của chủng Adeno 26, vẫn gây cảm cúm thông thường nhưng có thể dễ dàng vô hiệu hóa, và cũng có khả năng tạo ra protein đột biến giống của virus corona.
Đây là vắc-xin một liều, nhưng hồi đầu tháng này Janssen đã bắt đầu dùng 2 liều trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Anh, vì có một số bằng chứng cho thấy liều lượng này mới có khả năng bảo vệ tốt hơn khỏi Covid-19. Những tình nguyện viên sẽ được tiêm lần lượt 2 mũi, trong thời gian cách nhau 57 ngày hoặc dùng giả dược.
7. Novavax
Vắc-xin của công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại bang Maryland (Mỹ) sử dụng các phân tử nano giống virus corona làm nền tảng, và bao phủ chúng bằng các mảng protein đột biến đã được biến đổi gien của virus corona.
Đây là phương pháp từng được thử nghiệm thành công trên các loại vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, vắc-xin phòng virus Papilloma, vắc-xin HPV cùng các loại vắc-xin cúm của các hãng dược phẩm FluBlok, Sanofi.
8. Sanofi và GlaxoSmithKline
Vắc-xin của Sanofi sử dụng công nghệ dựa trên protein tái tổ hợp. Nó sẽ được kết hợp với một hoạt chất để tăng cường hiệu quả hoạt động, và sử dụng virus Baculo để mô phỏng các protein đột biến từ virus corona, giúp hệ miễn dịch cơ thể người có thể nhận biết và đề kháng.
GSK và Sanofi đã ký một thỏa thuận trị giá 2,1 tỉ USD với Chính phủ Mỹ để cung cấp hơn 100 triệu liều vắc-xin. Ngoài ra, 2 công ty cũng đã ký với Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh để phân phối vắc-xin của mình.
TÌNH HÌNH VACCINE Ở VIỆT NAM
Đã có 3-4 nhà sản xuất vắc xin và một đơn vị chuyên cung cấp vắc xin và tiêm chủng dịch vụ đã gần đạt được thỏa thuận, tiến tới có thể cung cấp vắc xin ngừa COVID-19 cho người có nhu cầu tại Việt Nam trong khoảng quý 1-2021.
Bên cạnh vắc xin nhập khẩu, hiện có 4 đơn vị phát triển vắc xin ngừa COVID-19 tại Việt Nam, trong đó có sản phẩm Nanocovax của Nanogen đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện từ ngày 17-12. Cho đến nay, tất cả những người tình nguyện đã được tiêm vắc xin đều ổn định.
Để có thể tiêm Vaccine trên diện rộng thì việc bảo quản Vaccine là rất quan trọng bởi nếu nhiệt độ không đáp ứng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng Vaccine
GIẢI PHÁP LƯU TRỮ VACCINE
Đối với dòng vaccine cần bảo quản ở nhiệt độ -75°C, ITS Việt Nam cung cấp dòng sản phẩm tủ âm sâu Haier và Liebherr (Áo) nhiệt độ -86°C đảm bảo chất lượng hoàn hảo cho vaccine.
Haier: DW-86L100J
|
Haier: DW-86L338J
|
Haier: DW-86L578S
|
Haier: DW-86L728ST
|
Haier: DW-86L829BPT
|
Liebherr: SUFsg 5001
|
Liebherr: SUFsg 7001
|
Đối với dòng Vaccine cần tồn trữ ở nhiệt độ 2-8 oC, ITS Việt Nam cung cấp dòng sản phẩm Liebherr của Áo đảm bảo chất lượng Vaccine luôn được duy trì an toàn.
MKUv 1613
|
MKUv 1610
|
MKv 3913
|
MKv 3910
|
GIẢI PHÁP GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN VACCINE
Dễ dàng kiểm soát điều kiện bảo quả vaccine với JRI
- Hệ thống quản lý dữ liệu trung tâm, ghi nhận tất cả các thông tin từ các thiết bị bảo quản khác.
- Dễ dàng truy cập theo dõi online
- Cảnh báo ngay khi có sự cố với thiết bị bảo quản bằng âm thanh, tín hiệu, điện thoại, email và sms.
- Kiểm soát đa chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng…
- Khoảng nhiệt độ theo dõi rộng phù hợp cho tất cả các điều kiện bảo quản: nhiệt độ mát, nhiệt độ âm, kể cả âm sâu ( cho bảo quản mRNA vaccine)