Chất lượng nước dùng trong Dược phẩm
17/06/2021Thẩm định và đánh giá chất lượng của hệ thống sản xuất, lưu trữ và phân phối nước là một phần cơ bản của GMP và là một phần không thể thiếu của thanh tra GMP. Cấp độ nước được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất các hoạt chất và chế phẩm thuốc phải được nêu trong đơn xin cấp phép lưu hành. Cấp độ nước được sử dụng phải tính đến bản chất và mục đích sử dụng của thành phẩm và giai đoạn sử dụng nước.
Các bảng sau cung cấp một số ví dụ tổng quát để hướng dẫn:
1. Nước dưới dạng tá dược trong thành phẩm
Nước là tá dược được sử dụng phổ biến nhất trong các chế phẩm thuốc: chất lượng nước tối thiểu được chọn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của chế phẩm, theo cách tiếp cận dựa trên đánh giá nguy cơ được áp dụng như một phần của chiến lược kiểm soát tổng thể.
Các chế phẩm vô khuẩn cho mắt, mũi/ tai và da phải được pha chế bằng cách sử dụng các nguyên liệu (nước) được thiết kế để đảm bảo vô khuẩn và tránh đưa vào các tạp chất và vi sinh vật. Dựa trên đánh giá nguy cơ, có thể cần phải sử dụng nước có chất lượng cao hơn Nước tinh khiết.
Bảng 1 tóm tắt các loại chế phẩm vô khuẩn chính. WFI (Water For Injection – Nước pha tiêm) là bắt buộc đối với những chế phẩm dùng ngoài đường tiêu hóa, bao gồm các dung dịch lọc máu và thẩm phân máu, thẩm phân phúc mạc, dung dịch tưới rửa và sinh phẩm.
Bảng 1. Chế phẩm thuốc vô khuẩn
Chế phẩm thuốc vô khuẩn |
Chất lượng nước tối thiểu được chấp nhận |
Sinh phẩm (bao gồm vaccine và ATMP*) |
WFI |
Chế phẩm dùng đường tiêm |
WFI |
Chế phẩm dùng cho mắt |
Nước tinh khiết |
Dung dịch lọc máu Dung dịch thẩm phân máu |
WFI |
Dung dịch thẩm phân phúc mạc |
WFI |
Dung dịch tưới rửa |
WFI |
Chế phẩm dùng cho mũi/ tai |
Nước tinh khiết |
Dung dịch dùng ngoài da |
Nước tinh khiết |
*ATMP = Advanced Therapy Medicinal Product (Chế phẩm thuốc trị liệu nâng cao)
Bảng 2 tóm tắt các dạng bào chế không vô khuẩn chính
Bảng 2. Chế phẩm thuốc không vô khuẩn
Chế phẩm thuốc không vô khuẩn |
Chất lượng nước tối thiểu được chấp nhận |
Vaccine không dùng đường tiêm |
Nước tinh khiết* |
Chế phẩm dùng đường uống |
Nước tinh khiết |
Dung dịch phun sương |
Nước tinh khiết** |
Chế phẩm dùng ngoài da |
Nước tinh khiết*** |
Chế phẩm dùng cho mũi/ tai |
Nước tinh khiết |
Chế phẩm dùng đường trực tràng/ âm đạo |
Nước tinh khiết |
* Tùy theo kết quả của việc đánh giá nguy cơ, WFI có thể được yêu cầu trong một số trường hợp để sản xuất vaccine không vô trùng khi cần dùng nước có độ tinh khiết vi sinh cao để đảm bảo an toàn và chất lượng của vaccine (tránh đưa các vi sinh vật không mong muốn vào công thức thành phẩm cụ thể).
** Trong một số tình trạng bệnh nhất định (ví dụ: bệnh xơ nang), các chế phẩm thuốc được sử dụng bằng phương pháp phun sương được yêu cầu phải vô trùng và không gây sốt. Trong những trường hợp như vậy, WFI nên được sử dụng.
*** Đối với một số chế phẩm như nước ngâm núm vú thú y, có thể chấp nhận sử dụng nước uống nếu được chứng minh và cho phép có tính đến sự thay đổi về thành phần hóa học và chất lượng vi sinh.
2. Nước dùng trong sản xuất hoạt chất và chế phẩm thuốc sẽ được loại bỏ trong thành phẩm
Cấp độ nước tùy thuộc vào giai đoạn sử dụng trong quá trình sản xuất, các bước xử lý tiếp theo và bản chất của thành phẩm, áp dụng theo cách tiếp cận dựa trên nguy cơ như một phần của chiến lược kiểm soát tổng thể.
Bảng 3 tóm tắt chất lượng nước tối thiểu được chấp nhận để sản xuất hoạt chất.
Bảng 3. Nước sử dụng trong quá trình sản xuất hoạt chất
Loại hoạt chất |
Giai đoạn sản xuất |
Chất lượng nước tối thiểu được chấp nhận |
Không yêu cầu vô khuẩn hoặc không chứa chất gây sốt trong hoạt chất hoặc thành phẩm chứa hoạt chất đó | Tổng hợp tất cả các chế phẩm trung gian của hoạt chất trước giai đoạn cô lập cuối cùng và các bước tinh khiết hóa
Cô lập cuối cùng và tinh khiết hóa |
Nước uống* |
Chiết xuất dược liệu | Nước dùng cho chiết xuất** | |
Hoạt chất là chế phẩm lên men hoặc sinh học và không phải là vaccine hay ATMP | Môi trường lên men và môi trường nuôi cấy tế bào | Nước uống* |
Hoạt chất được sử dụng dể sản xuất vaccine. ATMP và nguyên liệu ban đầu để sản xuất ATMP có tiệt trùng (như vector virus) | Môi trường lên men và môi trường nuôi cấy tế bào | Nước tinh khiết |
Hoạt chất dùng cho sản xuất ATMP không tiệ trùng (như các chế phẩm từ tế bào) | Tất cả các bước bao gồm môi trường lên men, môi trường nuôi cấy tế bào, tinh khiết hóa ban đầu, cô lập cuối dùng và tinh khiết hóa | WFI |
Hoạt chất trong dung dịch, không vô khuẩn, dùng cho các chế phẩm đường tiêm | Tất cả các bước ngoại trừ cô lập cuối và tinh khiết hóa | Nước tinh khiết |
Cô lập cuối và tinh khiết hóa | WFI | |
Hoạt chất không nằm trong dung dịch, không vô khuẩn, dùng cho các chế phẩm đường tiêm. | Cô lập cuối và tinh khiết hóa | Nước tinh khiết*** |
Hoạt chất không vô khuẩn và để pha chế vaccine không vô khuẩn dùng ngoài đường tiêm | Cô lập cuối và tinh khiết hóa | Nước tinh khiết |
Hoạt chất không vô khuẩn, dùng trong chế phẩm vô khuẩn dùng ngoài đường tiêm | Cô lập cuối và tinh khiết hóa | Nước tinh khiết**** |
Hoạt chất vô khuẩn, không dùng cho chế phẩm đường tiêm | Cô lập cuối và tinh khiết hóa | Nước tinh khiết |
Hoạt chất vô khuẩn và không chứa chất gây sốt | Cô lập cuối và tinh khiết hóa | WFI |
* Nước tinh khiết nên được dùng khi có những yêu cầu kỹ thuật cần cho độ tinh khiết hóa học cao hơn.
** Xem trong chuyên luận 2249 “Nước dùng cho chiết xuất”.
*** Các tiêu chuẩn phù hợp đã được đặt ra cho nội độc tố và chất lượng vi sinh của hoạt chất theo các chương liên quan của dược điển châu Âu.
**** Các tiêu chuẩn phù hợp đã được đặt ra cho chất lượng vi sinh của hoạt chất theo các chương liên quan của dược điển châu Âu.
Bảng 4 tóm tắt chất lượng nước tối thiểu cho sản xuất chế phẩm thuốc vô khuẩn và không vô khuẩn.
Bảng 4. Nước dùng trong sản xuất thuốc nhưng không hiện hữu trong thành phẩm
Sản xuất |
Chất lượng nước tối thiểu được chấp nhận |
Tạo hạt |
Nước tinh khiết* |
Bao viên |
Nước tinh khiết |
Dùng trong công thức trước giai đoạn đông khô không vô khuẩn | Nước tinh khiết |
Dùng trong công thức trước giai đoạn đông khô vô khuẩn | WFI |
* Có thể chấp nhận dùng nước uống cho một số chế phẩm premix dùng cho thú y (ví dụ: cốm đậm đặc) khi đã được chứng minh và cho phép, tính đến biến thiên trong thành phần hóa học và chất lượng vi sinh.
3. Nước dùng để rửa/ tráng thiết bị, dụng cụ chứa và bao bì
Quy trình rửa thiết bị, dụng cụ chứa và bao bì sơ cấp thường nằm trong GMP và không được mô tả thường xuyên trong hồ sơ MA, nhưng có thể được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong một số trường hợp nhất định.
Nói chung, nước rửa cuối cùng được sử dụng cho thiết bị, dụng cụ chứa/ bao bì phải sử dụng cùng chất lượng nước được sử dụng trong công đoạn sản xuất liên quan có liên quan đến chế phẩm trung gian hoặc hoạt chất hoặc được sử dụng làm tá dược trong chế phẩm thuốc cụ thể đó.
Nếu thiết bị được làm sạch bằng chất tẩy rửa pha loãng và/ hoặc làm khô sau khi rửa bằng cồn pha loãng, thì cồn hoặc chất tẩy rửa phải được pha loãng trong nước có chất lượng tương đương với nước được sử dụng cho lần rửa cuối cùng.
Bảng 5 tóm tắt chất lượng chấp nhận được của nước được sử dụng để làm rửa/ tráng thiết bị, dụng cụ chứa/ bao bì đóng gói cho tất cả các chế phẩm thuốc.
Bảng 5. Chất lượng nước dùng để rửa/ tráng
Tráng/ rửa dụng cụ và vật chứa/ đóng gói |
Loại chế phẩm |
Chất lượng nước tối thiểu được chấp nhận |
Tráng ban đầu | Chế phẩm trung gian và hoạt chất | Nước uống |
Tráng lần cuối | Hoạt chất | Giống với chất lượng nước dùng trong sản xuất hoạt chất |
Tráng ban đầu bao gồm CIP* của thiết bị, vật chứa và bao bì, nếu có | Chế phẩm thuốc không vô khuẩn | Nước tinh khiết hoặc dùng cùng chất lượng nước với quy trình sản xuất thuốc, nếu cao hơn tiêu chuẩn nước tinh khiết. |
Tráng ban đầu** bao gồm CIP* của thiết bị, dụng cụ chứa và bao bì, nếu áp dụng | Chế phẩm vô khuẩn | Nước tinh khiết |
Tráng lần cuối bao gồm CIP* của thiết bị, dụng cụ chứa và bao bì, nếu áp dụng | Chế phẩm vô khuẩn dùng ngoài đường tiêm | Nước tinh khiết hoặc dùng cùng chất lượng nước với quy trình sản xuất thuốc, nếu cao hơn tiêu chuẩn nước tinh khiết |
Tráng lần cuối bao gồm CIP* của thiết bị, dụng cụ chứa và bao bì, nếu áp dụng | Chế phẩm vô khuẩn dùng đường tiêm | WFI |
* CIP = Clean In Place (rửa tại chỗ).
** Một số dụng cụ chứa, ví dụ như chai nhựa dùng cho thuốc nhỏ mắt có thể không cần tráng lần đầu, thậm chí công đoạn này có thể phản tác dụng vì có thể làm tăng số lượng tiểu phân. Trong một số trường hợp, ví dụ như quy trình blow-fill-seal, không thể áp dụng giai đoạn rửa.
*** Đối với thuốc tiêm dùng cho thú y, có thể dùng Nước tinh khiết để rửa/ tráng thiết bị, dụng cụ chứa, bao bì, nếu quy trình pha chế nằm trong danh mục được miễn trừ thử nghiệm nội độc tố vi khuẩn (2.6.14) hay thử nghiệm chất gây sốt (2.6.8) ở chuyên luận “Chế phẩm tiêm” (0520) của dược điển châu Âu. Trong trường hợp này, cách tiếp cận dựa trên đánh giá nguy cơ để đưa ra giải thích cho việc dùng Nước tinh khiết thay vì WFI cần được đưa vào chiến lược kiểm soát tổng thể và đặc biệt để đảm bảo tính vô khuẩn và để tránh đưa vào các tạp chất và vi sinh vật trong thành phẩm.
Nguồn: Guideline on the quality of water for pharmaceutical use (EMA/CHMP/CVMP/QWP/496873/2018)
Xem thêm sản phẩm hãng Puretech tại đây.