Khái niệm vô khuẩn trong sản xuất dược phẩm

Khái niệm vô khuẩn trong sản xuất dược phẩm

1.     Giới thiệu về khái niệm vô khuẩn trong sản xuất dược phẩm

Một sản phẩm được coi là vô khuẩn nếu nó hoàn toàn không chứa bất kỳ vi sinh vật sống nào. Phương pháp tiệt khuẩn là phương pháp làm cho một sản phẩm trở thành vô khuẩn. Do không thể đảm bảo độ vô khuẩn của sản phẩm bằng cách thử vô khuẩn, nên độ vô khuẩn của sản phẩm chỉ có thể đảm bảo bằng cách áp dụng một qui trình sản xuất đã được thẩm định thích hợp. Đối với mỗi qui trình tiệt khuẩn đã chọn phải tiến hành khảo sát để đảm bảo hiệu quả tiệt khuẩn và tính toàn vẹn của sản phẩm, bao gồm cả vật chứa và bao gói bên ngoài, trước khi áp dụng vào thực tế. Trong khi xây dựng qui trình sản xuất thuốc vô khuẩn phải tuân theo các nguyên tắc thực hành tốt sản xuất GMP.

2.     Lưu ý về các phương pháp tiệt khuẩn

Các phương pháp: tiệt khuẩn thành phẩm (tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm, tiệt khuẩn bằng nhiệt khô, tiệt khuẩn bằng bức xạ ion hóa, tiệt khuẩn bằng chất khí và tiệt khuẩn bằng phương pháp lọc) và sản xuất vô khuẩn chủ yếu dùng để diệt hoặc loại bỏ vi khuẩn, nấm men và nấm mốc ra khỏi sản phẩm cần tiệt khuẩn.

Nếu có thể, nên ưu tiên chọn phương pháp tiệt khuẩn thành phẩm. Nếu không thể tiệt khuẩn thành phẩm được, có thể loại vi khuẩn bằng phương pháp lọc qua màng lọc giữ lại vi khuẩn hay phương pháp sản xuất vô khuẩn. Trong mọi trường hợp, vật chứa và nút đậy phải có khả năng duy trì được tính vô khuẩn của sản phẩm cho đến khi hết hạn dùng.

3.      Mức bảo đảm vô khuẩn

Sự khử khuẩn bằng tác nhân vật lý và hóa học tuân theo qui luật số mũ, do đó luôn có khả năng còn vi sinh vật sống tồn tại trong sản phẩm sau khi tiệt khuẩn với một xác suất thống kê nhất định. Mức bảo đảm vô khuẩn SAL (sterility assurance level) của một qui trình tiệt khuẩn đã cho là xác suất tồn tại một đơn vị đóng gói không vô khuẩn trong toàn bộ lô sản phẩm sau khi tiệt khuẩn bằng qui trình đó.

Ví dụ:

SAL = 10-6 có nghĩa là có khả năng có không nhiều hơn một vi sinh vật sống trong 1 x 106 đơn vị đóng gói của sản phẩm đã tiệt khuẩn.

Đối với một qui trình tiệt khuẩn đã cho, SAL phụ thuộc số lượng vi sinh vật có trong sản phẩm trước khi tiệt khuẩn, sức đề kháng của nó với tác nhân tiệt khuẩn và môi trườngtrong đó vi sinh vật tồn tại trong quá trình xử lý. SAL của mỗi qui trình xử lý. SAL của mỗi qui trình tiệt khuẩn được thiết lập trong khi thẩm định qui trình.

(Trích phụ lục 16.1 – Dược điển Việt Nam 5)

Chia sẻ