Phân biệt quang phổ hồng ngoại (IR) và quang phổ FT-IR

Phân biệt quang phổ hồng ngoại (IR) và quang phổ FT-IR

1.    Giới thiệu về quang phổ hồng ngoại (IR)

Quang phổ hồng ngoại (IR) dựa trên hiện tượng hấp thụ ánh sáng trong vùng hồng ngoại của phổ điện từ, chuyển nó thành dao động phân tử. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các phân tử. Sự hấp thụ này là đặc trưng của bản chất của các liên kết hóa học có trong mẫu. Máy quang phổ đo độ hấp thu này dưới dạng hàm của bước sóng (dưới dạng số sóng, thường từ 4000 – 600 cm-1). Kết quả là ph IR đóng vai trò như một “dấu vân tay phân tử” đặc trưng có thể được sử dụng để định tính các chất hữu cơ và vô cơ.

2.    Giới thiệu về quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR)

Trước đây, việc phân tích mẫu được thực hiện từng bước, theo đó mẫu được chiếu xạ với các bước sóng đơn khác nhau (kỹ thuật tán xạ ánh sáng). Trái lại, FT-IR thu thập dữ liệu quang phổ của tất cả các bước sóng trong một lần quét.

Với kỹ thuật này, một nguồn liên tục tạo ra ánh sáng IR trên một dải bước sóng hồng ngoại rộng. Sau đó, ánh sáng hồng ngoại đi qua giao thoa kế và được hướng vào mẫu. Không giống như các phép đo tán xạ, trước tiên người ta thu được một giao thoa đồ cần được biến đổi đổi thành ph IR.

3.    Sự khác biệt giữa IR và FT-IR

Giao thoa đồ (tín hiệu thô), biểu thị cường độ ánh sáng không phải theo hàm của bước sóng, mà là hàm của vị trí của gương bên trong giao thoa kế. Do đó, tín hiệu trước tiên phải được biến đổi Fourier (Fourier transformed – FT) để tạo ra phổ IR – dạng biểu thị cường độ hấp thu IR theo hàm của bước sóng, từ đó có tên “FT-IR” hoặc FTIR.

FT-IR không chỉ ghi nhận tín hiệu nhanh hơn nhiều so với các Thiết bị tán xạ, mà phổ đồ FT-IR còn cho thấy tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (signal to noise) cao hơn đáng kể. Bên cạnh đó, thang bước sóng được hiệu chuẩn bằng tia laser rất chính xác, nên FT-IR có độ chính xác bước sóng cao hơn nhiều.

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm Bruker: Tại đây.

Nguồn: Guide to FT-IR Spectroscopy | Bruker

Chia sẻ