Sắc ký ghép cặp ion trong HPLC
03/01/20241/ Giới thiệu về sắc ký ghép cặp ion
Sắc ký ghép cặp ion là kỹ thuật HPLC được sử dụng thường xuyên, áp dụng để tách các chất phân tích (hữu cơ hoặc vô cơ) có chứa các nhóm ion hóa hoặc phân cực mạnh, khiến các hợp chất này có khả năng lưu giữ kém trên các cột kỵ nước (ví dụ: C18 hoặc C8 ). Trong số các chất phân tích này có axit hữu cơ, axit amin và amin. Sắc ký cặp ion giúp cho các hợp chất này đáp ứng được với cơ chế phân tách RP-HPLC bằng cách sử dụng các pha tĩnh kỵ nước (ví dụ: C18, C8). Điều này có thể đạt được với sự trợ giúp của tác nhân ghép cặp ion (IPA hoặc hetaeron), chất này được thêm vào pha động thường ở nồng độ từ 10 đến 100 mM/L.
2/ Lựa chọn tác nhân ghép cặp ion
Tác nhân ghép cặp ion (IPA) là một loại ion được chọn sao cho nó có điện tích trái dấu với chất phân tích và có thể hình thành liên kết phân tử với nó (hoặc với chất tan nhắm mục tiêu). Các hợp chất được sử dụng làm IPA có thể là muối alkylsulfonat (ví dụ, đối với amin bậc bốn), muối tetraalkylammonium (đối với axit sulfonic), TFA và HFBA (đối với amin, axit amin và peptit), và các ion chaotrope (BF4−, ClO4−, PF6−đối với amin)
Hình 1: Các peak sắc ký của acyclovir trên cột C18 khi có và không có C7H15SO3Na hoạt động với vai trò IPA.
Serban C. Moldoveanu, Victor David, in Essentials in Modern HPLC Separations, 2013