Hiệu ứng nền trong phân tích HPLC và cách giảm nhiễu
03/01/20241/ Hiệu ứng nền là gì?
Hiệu ứng nền là một thuật ngữ rộng mô tả tình trạng một nền mẫu phân tích nhất định có xu hướng làm thay đổi khả năng phát hiện hoặc định lượng của chất phân tích. Hiệu ứng này thường biểu hiện dưới dạng sai lệch và dẫn đến việc định lượng thiếu hoặc dư nồng độ chất phân tích hiện diện trong dung dịch.
Hiệu ứng nền có thể xuất hiện ở hầu hết mọi giai đoạn trong quá trình phân tích, bao gồm chuẩn bị mẫu, tách trên cột và phát hiện. Dưới đây là một vài ví dụ chung:
- Đồng rửa giải của hợp chất hấp thụ tia cực tím với chất phân tích
- Độ pH của mẫu làm thay đổi hệ số dung lượng của chất phân tích có thể ion hóa
- Sự ức chế ion của chất phân tích trong quá trình ion hóa phun điện tử (electrospray ionization)
2/ Cách giảm thiểu nền gây nhiễu
Có một số cách phổ biến để giảm thiểu hiệu ứng nền. Sự lựa chọn chính xác phụ thuộc vào chi tiết cụ thể của quá trình phân tích.
Nếu chất phân tích đủ nhạy, cách tiếp cận đơn giản nhất là pha loãng mẫu trong dung môi thích hợp. Mẫu loãng hơn sẽ cho ít hiệu ứng nền hơn.
Các giải pháp khác bao gồm:
- Chiết trước khi phân tích. Điều này cải thiện khả năng phân tách bằng cách loại bỏ các nguồn ô nhiễm mẫu có thể xảy ra.
- Sử dụng 2D-LC hoặc chuyển sang phương pháp phát hiện chọn lọc hơn.
- Cuối cùng, bạn có thể thực hiện thêm chuẩn mà không cần thay đổi phương pháp. Nhưng người ta thường tránh sử dụng kỹ thuật này do tăng số lần tiêm trên từng mẫu.